Kinh Tứ Thập Nhị Chương Link
Thích Viên Giác dịch
Chương Mở Đầu:
Sau khi Đức Thế Tôn thành đạo, Ngài suy nghĩ rằng: “Con đường ly dục là con đường tốt nhất để đạt được sự thanh tịnh. An trú trong đại thiền định mới hàng phục được chúng ma”. Ở tại vườn Lộc Uyển, Ngài chuyển bánh xe pháp về 4 chân lý độ cho 5 anh em Kiếu Trần Như đều chứng được đạo quả. Mỗi khi có những thầy Tý Kheo nào nêu lên những điều chưa rõ, cầu Phật chỉ giáo, Đức Thế Tôn giảng giải làm cho tất cả đếu được khai ngộ, chấp tay cung kính theo lời Phật dạy.
Chương 1:
Từ giã cha mẹ đi xuất gia học Đạo, thấu rõ nguồn tâm, hiểu vô vi pháp, được gọi là bậc Sa môn, thường giữ gìn 250 giới, sống đời thanh tịnh, thực hành 4 chân đạo, thành tựu quả vị A La Hán. Vị chứng quả A La Hán có thể phi hành, biến hoá, kéo dài mạng sống, ở đời động cả trời đất. Thứ đến là quả A Na Hàm. Vị chứng A Na Hàm, khi tuổi thọ hết, thần thức sẽ sinh lên cõi trời thứ 19 thì chứng quả A La Hán. Thứ đến là quả Tư Đà Hàm, người chứng quả Tư Đà Hàm, một lần sanh lên cõi trời, một lần sanh xuống cõi người thì chứng quả A La Hán. Kế đến là quả Tu Đà Hoàn. Người chứng quả Tu Đà Hoàn phải 7 lần sanh, 7 lần tử mới chứng quả A La Hán. Người chứng quả A La Hán là người đã đoạn tận ái dục, như tay chân bị chặt không thể sử dụng trở lại được.
Chương 2:
Đức Phật dạy rằng: “Người xuất gia làm Sa môn thì phải từ bỏ ái dục, biết được nguồn tâm, thấu triệt giáo pháp của Phật, hiểu pháp vô vi. Bên trong không có cái để được, bên ngoài không có chổ để cầu. Tâm không chấp thủ nơi Đạo, cũng không hệ lụy bởi nghiệp, không có suy tưởng, không có tạo tác, không có tu, không có chứng, chẳng cần trải qua các thành vị mà tự thành cao tột, gọi đó là Đạo”.
Chương 3:
Đức Phật dạy: “Cạo bỏ râu tóc để trở thành vị Sa môn, lãnh thọ giáo pháp của Phật thì phải xả bỏ của cải thế gian, mong cầu vừa đủ, giữa ngày ăn một bửa, dưới gốc cây ở một đêm, cẩn thận không trở lại lần thứ hai. Điều làm cho người ta ngu muội là ái dục.”
Chương 4:
Đức Phật dạy: “Chúng sanh lấy 10 việc làm điều thiện, cũng lấy 10 việc làm điều ác. Mười việc ấy là gì? Thân có 3, miệng có 4, ý có 3. Thân có 3 là: giết hại, trộm cắp, dâm dục. Lưỡi có 4 là: nói hai lưỡi, nói độc ác, nói dối trá, nói hoa mỹ. Ý có 3 là: tật đố, sân hận, ngu si. Mười điều ấy không phù hợp với con đường của bậc Thánh, gọi là hành vi ác. Nếu mười điều ác nấy được đình chỉ thì gọi là 10 điều thiện vậy”.
Chương 5:
Đức Phật dạy: “Người có lầm lỗi mà không tự sám hối để mau chấm dứt tâm tạo tội ấy, thì tội lỗi càng chồng chất vào thân như nước chảy về biển, dần dần trở nên sâu rộng. Nếu người có tội mà tự nhận biết tội, bỏ ác làm lành thì tội lỗi tự diệt, như bệnh được đổ mồ hôi, dần dần sẽ khỏi bệnh”.
Chương 6:
Đức Phật dạy rằng: “Người ác nghe nói ai làm điều thiện thì đến để phá hoại. Khi gặp người như vậy, các ông phải tự chủ, đừng có tức giận trách móc. Bởi vì, kẻ nào mang điều ác đến thì họ sẽ lãnh thọ điều ác đó”.
Chương 7:
Đức Phật dạy: “Có người nghe ta giữ đạo, thực hành tâm đại nhân từ, nên đến mắng ta; ta im lặng không phản ứng. Người kia mắng xong, ta liền hỏi: ‘Ông đem lễ vật biếu người khác, người kia không nhận thì lễ vật ấy trở về với ông không?’. Đáp: ‘Về chứ’’. Ta bảo: ‘Nay ông mắng ta, ta không nhận thì tự ông rước họa vào thân, giống như vạng theo tiếng, bóng theo hình, rốt cuộc không rời nhau được.’ Vậy, hãy cẩn thận, đừng làm điều ác”.
Chương 8:
Đức Phật dạy: “Kẻ ác hại người hiền giống như ngước mặt lên trời mà nhổ nước miếng rơi xuống mặt mình. Ngược gió tung bụi, bụi chẳng đến người khác, trở lại dơ thân mình. Người hiền không thể hại mà còn bị họa diệt thân”.
Chương 9:
Đức Phật dạy: “Học rộng, nghe nhiều, mến đạo thì đạo khó gặp. Thủ chí hành đạo thì đạo rất lớn”.
Chương 10:
Đức Phật dạy rằng: “Thấy người thực hành bố thí, hoan hỉ giúp đỡ thì được phước rất lớn”. Có vị Sa môn hỏi Phật: “Phước này có hết không?” Phật đáp: “Ví như lửa của ngọn đuốc, vài trăm ngàn người đem đuốc đến mồi lửa về để nấu ăn hay để thắp sáng, lửa ngọn đuốc nầy vẫn như cũ. Phước của người hoan hỷ hổ trợ cho người thực hành bố thí cũng vậy”.
Chương 11:
“Cho một trăm người ác ăn không bằng cho một người thiện ăn. Cho một ngàn người thiện ăn không bằng cho một người thọ ngũ giới ăn. Cho một vạn người thọ ngũ giới ăn không bằng cho một vị Tu Đà Hoàn ăn. Cho một mười vạn vị Tu Đà Hoàn ăn không bằng cho một vị Tư Đà Hàm ăn. Cho một ngàn vạn vị Tư Đà Hám ăn không bằng cho một vị A Na Hàm ăn. Cho một ức vị A Na Hàm ăn không bằng cho một vị A La Hán ăn. Cho mười ức vị A La Hán ăn không bằng cho một vị Bích Chi Phật ăn. Cho một trăm ức vị Bích Chi Phật ăn không bằng cho một vị Phật ba đời ăn (Tam Thế Phật). Cho một ngàn ức vị Phật ba đời ăn không bằng cho một vị Vô niệm, Vô trụ, Vô tu, Vô chứng ăn”.
Chương 12:
Đức Phật dạy: “Làm người có 20 điều khó: Nghèo nàn bố thí là khó - Giàu sang học đạo là khó - Bỏ thân mạng quyết chết là khó - Thấy được kinh Phật là khó - Sanh vào thời có Phật là khó - Nhẫn sắc nhẫn dục là khó - Thấy tốt không cầu là khó - Bị nhục không tức là khó - Có thế lực không dựa là khó - Gặp việc vô tâm là khó - Học rộng nghiên cứu sâu là khó - Diệt trừ ngã mạn là khó - Không khinh người chưa học là khó - Thực hành tâm bình đẳng là khó - Không nói chuyện phải, trái là khó - Gặp được thiện tri thức là khó - Thấy tánh học đạo là khó - Tùy duyên hóa độ người là khó - Thấy cảnh tâm bất động là khó - Khéo biết phương tiện là khó”.
Chương 13:
Có vị Sa Môn hỏi Phật: “Do nguyên nhân gì mà biết được đời trước và đạt được sự cao tột của Đạo?” Đức Phật dạy: “Đoạn trừ tham dục, lòng không mong cầu thì sẽ có khả năng biết được đời trước. Thanh tịnh tâm tư, giữ vững ý chí thì có thể đạt được chỗ cao tột của Đạo, như lau gương hết bụi thì ánh sáng hiển lộ”.
Chương 14:
Có vị Sa môn hỏi Phật: “Điều gì là thiện? Điều gì là lớn?”. Đức Phật dạy: “Thực hành chánh đạo, giữ sự chân thật là thiện. Chí nguyện hợp với Đạo là lớn”.
Chương 15:
Có vị Sa môn hỏi Đức Phật: “Điều gì là mạnh nhất? Điều gì là sáng nhất?”. Đức Phật dạy: “Nhẫn nhục là mạnh nhất vì không chứa ác tâm nên tăng sự an ổn. Người nhẫn nhục không làm điều ác, được mọi người tôn kính. Tâm ô nhiễm đã được đoạn tận, không còn dấu vết gọi là sáng nhất, vì tất cả mọi vật trong mười phương, từ vô thỉ thuở chưa có trời đất, cho đến ngày nay không vật gì là không thấy, không vật gì là không biết, không vật gì là không nghe, đạt được Nhất Thiết Trí, như vậy được gọi là sáng nhất”.
Chương 16:
Đức Phật dạy: “Người giữ ái dục ở trong lòng thì không thấy được Đạo. Thí dụ như nước trong mà lấy tay khuấy động, người ta đến soi không thấy bóng của mình. Người đó vì ái dục khuấy động mà trong tâm ô nhiễm nổi lên, nên không thấy được Đạo. Các thầy Sa môn cần phải xả ly ái dục. Ái dục hết rồi, có thể thấy Đạo được”.
Chương 17:
Đức Phật dạy: “Người thấy được Đạo cũng như cầm đuốc vào trong nhà tối, bóng tối liền mất, còn lại ánh sáng. Người học đạo mà thấy được chân lý thì vô minh liền diệt, chỉ còn trí huệ”.
Chương 18:
Đức Phật dạy: “Pháp của ta là Niệm mà không còn chủ thể niệm và đối tượng niệm, Làm mà không cón chủ thể làm và đối tượng làm, Nói mà không có chủ thể nói và đối tượng nói, Tu mà không còn chủ thể tu và đối tượng tu. Người hiểu biết thì rất gần, kẻ mê thì rất xa. Đứt đường ngôn ngữ, không vật nào ràng buộc. Sai chỉ một hào ly là mất tức khắc”.
Chương 19:
Đức Phật dạy: “Quán trời đất nghĩ là vô thường, quán thế giới nghĩ là vô thường, quán linh giác tức là Bồ Đề. Hiểu biết như vậy thì chóng đắc đạo”.
Chương 20:
Đức Phật dạy: “Phải biết rằng bốn đại ở trong thân thể, mỗi đại có một cái tên (Địa, Thủy, Hỏa, Phong - Đất, Nước, Gió, Lửa) đều là không có Ngã, cái Ngã đã không có, thì cái Có chỉ như ảo hóa mà thôi”.
Chương 21:
Đức Phật dạy: “Người thuận theo lòng dục để mong được danh tiếng, khi danh tiếng vừa nổi, thì thân đã mất rồi. Ham muốn cái danh tiếng thường tình mà không lo học đạo chỉ uổng công mệt sức mà thôi. Giống như đốt hương, khi người ta ngửi được mùi thơm, thì cây hương đã tàn rồi. Lửa (tham danh tiếng) tác hại thân còn di lụy về sau”.
Chương 22:
Đức Phật dạy: “Tiền tài và sắc đẹp đối với con người rất khó buông xả. (Tiền tài và sắc đẹp ấy) Giống như chút mật trên lưởi dao, không đủ cho bửa ăn ngon, thế mà kẻ liếm vào thì bị nạn đứt lưỡi”.
Chương 23:
Đức Phật dạy: “Người bị vợ con, nhà cửa ràng buộc còn hơn là lao ngục. Lao ngục có kỳ hạn được phóng thích còn đối với vợ con không có ý tưởng xa rời. Khi đã đam mê sắc đẹp, đâu có sợ gì cho dù tai họa nơi miệng cọp, lòng vẫn cam chịu, tự đắm mình vào chốn bùn lầy. Vì vậy nên gọi là phàm phu. Nếu ai thấu rõ lẽ này sẽ là kẻ xuất trần A La Hán”.
Chương 24:
Đức Phật dạy: “Trong các thứ ái dục, không gì bằng sắc dục. Sự tham muốn sắc dục mạnh hơn mọi thứ khác. Chỉ có một sắc dục như vậy, nếu có cái thứ hai giống như sắc dục thì người trong thiên hạ không có ai có thể tu tập theo đạo”.
Chương 25:
Đức Phật dạy: “Người đam mê ái dục giống như người cầm đuốc đi ngược gió, chắc chắn sẽ bị tai họa cháy tay”.
Chương 26:
Thiên thần dâng cho Đức Phật một ngọc nữ với ý đồ phá hoại tâm ý của Phật. Phật bảo: “Túi da ô uế, người đến đây làm gì? Đi đi, ta không dùng đâu”. Thiên thần càng thêm kính trọng, do đó mà hỏi về ý của Đạo. Đức Phật vì ông mà giảng pháp. Ông nghe xong, đắc quả Tu Đà Hoàn.
Chương 27:
Đức Phật dạy: “Người thực hành theo Đạo như khúc gỗ trên mặt nước trôi theo dòng nước. Nếu không bị người ta vớt, không bị quỷ thần ngăn trở, không bị nước xoáy làm cho dừng lại và không bị hư nát, ta bảo đảm rằng khúc cây ấy sẽ ra đến biển. Người học đạo nếu không bị tình dục mê hoặc, không bị tà kiến làm rối loạn, tinh tấn tu tập đạo giải thoát, ta bảo đảm người nầy sẽ đắc đạo”.
Chương 28:
Đức Phật dạy: “Phải thận trọng đừng chủ quan với tâm ý của ông. Tâm ý của ông không thể tin được, (vì vậy) hãy thận trọng đừng gần nữ sắc. Gần gũi với nữ sắc thì tai họa phát sinh. Khi nào chứng quả A La Hán rồi mới có thể tin vào tâm ý của ông”.
Chương 29:
Đức Phật dạy: “Phải thận trọng đừng nên nhìn ngắm nữ sắc, cũng đừng nói chuyện với nữ nhân. Nếu (bắt buộc) phải nói chuyện với họ thì phải giữ tâm chánh trực và suy nghĩ rằng: “Ta làm Sa môn sống giữa cuộc đời ô nhiễm, phải như hoa sen không bị bùn làm ô nhiễm. Nghĩ rằng người (nữ) già như mẹ, người (nữ) lớn tuổi (hơn mình) như chị, người (nữ) nhỏ (hơn mình) như em gái, đứa bé (gái) như con, sinh khởi tâm cứu độ họ được giãi thoát. Như vậy liền diệt được ý niệm xấu đối với nữ nhân”.
Chương 30:
Đức Phật dạy: “Là người tu hành phải coi mình giống như kẻ mang cỏ khô, thấy lửa đến phải tránh, người học đạo thấy các đối tượng dục lạc phải tránh xa”.
Chương 31:
Đức Phật dạy: “Có người lo lắng vì lòng dâm dục không dứt nên muốn đoạn âm”. Phật dạy rằng: “Đoạn âm không bằng đoạn tâm. Tâm như vị công tào, công tào nếu ngừng thì kẻ tùng sự đều ngưng, tâm tà không ngưng thì đoạn âm có ích gì?”. Phật vì ông mà nói kệ: “Dục sinh từ nơi ý. Ý do tư tưởng sanh, Hai tâm đều tịch lặng, Không mê sắc cũng không hành dâm”. Phật dạy: “Bài kệ này do Đức Phật Ca Diếp nói”.
Chương 32:
Đức Phật dạy: “Con người do ái dục mà sinh sầu ưu, do sầu ưu mà sinh sợ hãi. Nếu thoát ly ái dục, thì có gì mà sầu ưu, có gì mà sợ hãi?”
Chương 33:
Đức Phật dạy: “Người tu hành theo đạo như một người chiến đấu với vạn người. Mặc áo giáp ra cửa, tâm ý hoặc khiếp nhược, hoặc đi nửa đường thối lui, hoặc chiến đấu đến chết, hoặc đắc thắng mà về. Người Sa môn học đạo (cũng vậy) phải có ý chí kiên cường, dũng mãnh tiến lên, không sợ cảnh tượng trước mặt (làm chướng ngại), phá tan các loài ma để đắc đạo thành đạo quả”.
Chương 34:
Có một thầy Sa môn ban đêm tụng kinh Di Giáo của Đức Phật Ca Diếp, tiếng ông ấy buồn bã, như tiếc nuối thối lui. Đức Phật mới hỏi: “Xưa kia, khi ở nhà ông thường làm nghề gì?”. Đáp rằng: “Thích chơi đàn cầm”. Đức Phật hỏi: “Khi dây đàn chùng thì sao?”. Đáp rằng: “Không kêu được”. Hỏi: “Giây đàn căng quá thì sao?”. Đáp rằng: “Tiếng bị mất”. Hỏi: “Không căng không chùng thì sao?”. Đáp: “Các âm thanh đầy đủ”. Đức Phật dạy: “Người Sa môn học đạo cũng như vậy, tâm lý được quân bình thì mới có thể đắc Đạo. Đối với sự tu đạo mà căng thẳng quá làm cho thân mệt mõi, khi thân mệt mõi thì tâm ý sẽ sinh phiền não. Tâm ý đã sanh phiền não thì công hạnh sẽ thối lui. Khi công hạnh đã thối lui, thì tội lỗi tăng trưởng. Chỉ có sự thanh tịnh và an lạc, đạo mới không mất được”.
Chương 35:
Đức Phật dạy: “Như người luyện sắt gạn lọc phần cặn bã còn lại sắt tinh luyện, chế tạo đồ dùng một cách tinh xảo. Người học đạo phải loại bỏ tâm ý ô nhiễm đi thì công hạnh trở nên thanh tịnh”.
Chương 36:
Đức Phật dạy: “Kẻ rời bỏ ác đạo được làm con người là khó. Làm con người rồi mà tránh được thân nữ, làm được thân nam là khó. Làm được thân nam rồi mà sáu giác quan đầy đủ là khó. Sáu giác quan đủ rồi mà được sinh sống ở nơi văn minh là khó. Sinh sống ở nơi văn minh rồi mà được gặp Phật ở đời là khó. Đã gặp thời Phật rồi mà được gặp Phật Pháp là khó. Gặp được Phật Pháp rồi mà khởi được niềm tin là khó. Khởi được niềm tin rồi mà phát tâm Bồ Đề là khó. Phát tâm Bồ Đề rồi mà đạt đến chổ vô tu vô chứng là khó”.
Chương 37:
Đức Phật dạy: “Đệ tử của ta tuy ở xa ta vài nghìn dặm, luôn nghĩ đến giới pháp của ta thì chắc chắn sẽ chứng được đạo quả. Ở gần bên ta, tuy thường gặp mà không thực hành theo giới pháp của ta, cuối cùng vẫn không chứng được đạo”.
Chương 38:
Đức Phật hỏi một vị Sa môn: “Sinh mạng của con người tồn tại bao lâu?”. Đáp rằng: “Trong vài ngày”. Phật nói: “Ông chưa hiểu đạo”. Đức Phật lại hỏi một vị Sa môn khác: “Sinh mạng con người tồn tại bao lâu?”. Đáp: “Khoảng một bữa ăn”. Phật nói: “Ông chưa hiểu đạo”. Đức Phật lại hỏi một vị Sa môn khác nữa: “Sinh mạng con người tồn tại bao lâu?”. Đáp: “Khoảng một hơi thở”. Phật khen: “Hay lắm! Ông là người hiểu Đạo”.
Chương 39:
Đức Phật dạy: “Người tu học theo con đường của Phật thì phải tin tưởng và thực hành những lời Phật dạy. Thí dụ như ăn mật, ở giữa hay chung quanh bát đều ngọt. Giáo pháp của ta cũng vậy” (đều có vị ngọt giải thoát).
Chương 40:
Đức Phật dạy: “Sa môn hành đạo đừng như con trâu kéo vất vả; thân tuy có tu tập mà tâm không tu tập. Nếu tâm có tu tập thì không cần thân tu tập (theo hình thức bên ngoài)”.
Chương 41:
Đức Phật dạy: “Người hành đạo giống như con trâu chở nặng đi trong bùn sâu, mệt lắm mà không dám nhìn hai bên, ra khỏi bùn lầy rồi mới có thể nghỉ ngơi. Người Sa môn phải luôn quán chiếu tình dục còn hơn bùn lầy, một lòng nhớ đạo mới có thể khỏi bị khổ vậy”.
Chương 42:
Đức Phật dạy: “Ta xem địa vị vương hầu như bụi qua kẻ hở, xem vàng ngọc quý giá như ngói gạch, xem y phục tơ lụa như giẽ rách, xem đại thiên thế giới như một hạt cải, xem nước ao A nậu như dầu thoa chân, xem cửa phương tiện như các vật quý giá hoá hiện, xem pháp vô thượng thừa như mộng thấy vàng bạc lụa là, xem Phật đạo như hoa đốm trước mắt, xem thiền định như núi Tu di, xem Niết bàn như ngày đêm đều thức, xem phải trái như sáu con rồng múa, xem pháp bình đẳng như nhất chơn địa, xem sự thịnh suy như cây cỏ bốn mùa”.
Thích Viên Giác Dịch Trường Cơ Bản Phật Học Long An, 1995
Preface:
When the World Honored One had attained the Way, he thought, “To leave desire behind and to gain calmness and tranquillity is supreme.” He abided in deep meditative concentration and subdued every demon and externalist.
In the Deer Park he turned the Dharma-wheel of the Four Noble Truths and took across Ajnata-kaundinya and the other four disciples, who all realized the fruition of the Way.
Then the Bhikshus expressed their doubts and asked the Buddha how to resolve them. The World Honored One taught and exhorted them, until one by one they awakened and gained enlightenment. After that, they each put their palms together, respectfully gave their assent, and followed the Buddha’s instructions.
Sutra:
Section 1
Leaving Home and Becoming an Arhat
The Buddha said, “People who take leave of their families and go forth from the householder’s life, who know their mind and penetrate to its origin, and who understand the unconditioned Dharma are called Shramanas. They constantly observe the 250 precepts, and they value purity in all that they do. By practicing the four true paths, they can become Arhats.”
This is the first Section of the Sutra in Forty-two Sections. It says that a Shramana can become an Arhat.
Section 2
Eliminating Desire and Ending Seeking
The Buddha said, “Those who have left the home-life and become Shramanas cut off desire, renounce love, and recognize the source of their minds. They penetrate the Buddha’s profound principles and awaken to the unconditioned Dharma. Internally they have nothing to attain, and externally they seek nothing. They are not mentally bound to the Way, nor are they tied to karma. They are free of thought and action; they neither cultivate nor attain certification; they do not pass through the various stages, and yet they are highly revered. This is the meaning of the Way.”
Section 3
Severing Love and Renouncing Greed
The Buddha said, “Shaving their hair and beards, they become Shramanas who accept the Dharmas of the Way. They renounce worldly wealth and riches. In receiving alms, they accept only what’s enough. They take only one meal a day at noon, pass the night beneath trees, and are careful not to seek more than that. Craving and desire are what cause people to be stupid and dull.”
Section 4
Clarifying Good and Evil
The Buddha said, “Living beings may perform Ten Good Deeds or Ten Evil Deeds. What are the ten? Three are done with the body, four are done with the mouth, and three are done with the mind. The three done with the body are killing, stealing, and lust. The four done with the mouth are duplicity, harsh speech, lies, and frivolous speech. The three done with the mind are jealousy, hatred, and stupidity. Thus these ten are not in accord with the Way of Sages and are called the Ten Evil Deeds. To put a stop to these evils is to perform the Ten Good Deeds.”
Section 5
Reducing the Severity of Offenses
The Buddha said, “If a person has many offenses and does not repent of them, but cuts off all thought of repentance, the offenses will engulf him, just as water returning to the sea will gradually become deeper and wider. If a person has offenses and, realizing they are wrong, reforms and does good, the offenses will dissolve by themselves, just as a sick person who begins to perspire will gradually be cured.”
Section 6
Tolerating Evil-doers and Avoiding Hatred
The Buddha said, “When an evil person hears about your goodness and intentionally comes to cause trouble, you should restrain yourself and not become angry or blame him. Then the one who has come to do evil will do evil to himself.”
Section 7
Evil Returns to the Doer
The Buddha said, “There was a person who, upon hearing that I observe the Way and practice great humane kindness, intentionally came to berate me. I was silent and did not reply. When he finished abusing me, I asked, If you are courteous to people and they do not accept your courtesy, the courtesy returns to you, does it not?’
“It does,’ he replied. I said, Now you are scolding me, but I do not receive it, so the misfortune returns to you and must remain with you. It is as inevitable as an echo that follows a sound, or as a shadow that follows a form. In the end you cannot avoid it. Therefore, be careful not to do evil.’ “
Section 8
Abusing Others Defiles Oneself
The Buddha said, “An evil person who harms a sage is like one who raises his head and spits at heaven. Instead of reaching heaven, the spittle falls back on him. It is the same with someone who throws dust against the wind. Instead of going somewhere else, the dust returns to defile his own body. The sage cannot be harmed. Misdeeds will inevitably destroy the doer.”
Section 9
By Returning to the Source, You Find the Way
The Buddha said, “Deep learning and a love of the Way make the Way difficult to attain. When you guard your mind and revere the Way, the Way is truly great!”
Section 10
Joyful Charity Brings Blessings
The Buddha said, “When you see someone who is practicing giving, aid him joyfully, and you will obtain vast and great blessings.” A Shramana asked, “Is there an end to those blessings?” The Buddha said, “Consider the flame of a single torch. Though hundreds and thousands of people come to light their own torches from it so that they can cook their food and ward off darkness, the first torch remains the same. Blessings, too, are like this.”
Section 11
The Increase in Merit Gained by Bestowing Food
The Buddha said, “Giving food to a hundred bad people is not as good as giving food to a single good person. Giving food to a thousand good people is not as good as giving food to one person who holds the Five Precepts. Giving food to ten thousand people who hold the Five Precepts is not as good as giving food to a single Srotaapanna. Giving food to a million Srotaapannas is not as good as giving food to a single Sakridagamin. Giving food to ten million Sakridagamins is not as good as giving food to a single Anagamin. Giving food to a hundred million Anagamins is not as good as giving food to a single Arhat. Giving food to one billion Arhats is not as good as giving food to a single Pratyekabuddha. Giving food to ten billion Pratyekabuddhas is not as good as giving food to a Buddha of the three periods of time. Giving food to a hundred billion Buddhas of the three periods of time is not as good as giving food to a single person who is without thoughts, without dwelling, without cultivation, and without accomplishment.”
Section 12
A List of Difficulties and an Exhortation to Cultivate
The Buddha said, “People encounter twenty different kinds of difficulties: It is difficult to give when one is poor. It is difficult to study the Way when one has wealth and status. It is difficult to abandon life and face the certainty of death. It is difficult to encounter the Buddhist sutras. It is difficult to be born at the time of a Buddha. It is difficult to be patient with lust and desire. It is difficult to see fine things and not seek them. It is difficult to be insulted and not become angry. It is difficult to have power and not abuse it. It is difficult to come in contact with things and have no thought of them. It is difficult to be vastly learned and well-read. It is difficult to get rid of pride. It is difficult not to slight those who have not yet studied. It is difficult to practice equanimity of mind. It is difficult not to gossip. It is difficult to meet a Good and Wise Advisor. It is difficult to see one’s own nature and study the Way. It is difficult to teach and save people according to their potentials. It is difficult to see a state and not be moved by it. It is difficult to have a good understanding of skill-in-means.”
Section 13
Questions about the Way and Past Lives
A Shramana asked the Buddha, “By what causes and conditions can I know my past lives and understand the ultimate Way?” The Buddha said, “By purifying your mind and preserving your resolve, you can understand the ultimate Way. Just as when you polish a mirror, the dust vanishes and brightness remains, so too, if you cut off desire and do not seek, you then can know past lives.”
Section 14
Asking about Goodness and Greatness
A Shramana asked the Buddha, “What is goodness? What is the foremost greatness?” The Buddha said, “To practice the Way and uphold the truth is goodness. To unite your will with the Way is greatness.”
Section 15
Asking about Strength and Brilliance
A Shramana asked the Buddha, “What is the greatest strength? What is the utmost brilliance?”
The Buddha said, “Patience under insult is the greatest strength, because people who are patient do not harbor hatred, and they gradually grow more peaceful and strong. Patient people, since they are not evil, will surely gain the respect of others.
“When the mind’s defilements are gone completely, so that it is pure and untainted, that is the utmost brilliance. When there is nothing, from before the formation of the heavens and the earth until now, in any of the ten directions that you do not see, know, or hear; when you have attained omniscience, that may be called brilliance.”
Section 16
Casting Aside Love and Attaining the Way
The Buddha said, “People who cherish love and desire do not see the Way. Just as when you stir clear water with your hand, those who stand beside it cannot see their reflections, so, too, people who are entangled in love and desire have turbidity in their minds, and therefore they cannot see the Way. You Shramanas should cast aside love and desire. When the stains of love and desire disappear, you will be able to see the Way.”
Section 17
When Light Arrives, Darkness Departs
The Buddha said, “Those who see the Way are like someone holding a torch who enters a dark room, dispelling the darkness so that only light remains. When you study the Way and see the truth, ignorance vanishes and light remains forever.”
Section 18
Thoughts and So Forth Are Basically Empty
The Buddha said, “My Dharma is the mindfulness that is both mindfulness and non-mindfulness. It is the practice that is both practice and non-practice. It is words that are words and non-words, and cultivation that is cultivation and non-cultivation. Those who understand are near to it; those who are confused are far away, indeed. It is not accessible by the path of language. It is not hindered by physical objects. If you are off by a hairsbreadth, you will lose it in an instant.”
Section 19
Contemplating Both the False and the True
The Buddha said, “Contemplate heaven and earth, and be mindful of their impermanence. Contemplate the world, and be mindful of its impermanence. Contem-plate the efficacious, enlightened nature: it is the Bodhi nature. With this awareness, one quickly attains the Way.”
Section 20
Realize that the Self Is Truly Empty
The Buddha said, “You should be mindful of the four elements within the body. Though each has a name, none of them is the self. Since they are not the self, they are like an illusion.”
Section 21
Fame Destroys Life’s Roots
The Buddha said, “There are people who follow emotion and desire and seek to be famous. By the time their reputation is established, they are already dead. Those who are greedy for worldly fame and do not study the Way simply waste their effort and wear themselves out. By way of analogy, although burning incense gives off fragrance, when it has burned down, the remaining embers bring the danger of a fire that can burn one up.”
Section 22
Wealth and Sex Cause Suffering
The Buddha said, “People are unable to renounce wealth and sex. They are just like a child who cannot resist honey on the blade of a knife. Even though the amount is not even enough for a single meal’s serving, he will lick it and risk cutting his tongue in the process.”
Section 23
A Family Is Worse than a Prison
The Buddha said, “People are bound to their families and homes to such an extent that these are worse than a prison. Eventually one is released from prison, but people never think of leaving their families. Don’t they fear the control that emotion, love, and sex have over them? Although they are in a tiger’s jaws, their hearts are blissfully oblivious. Because they throw themselves into a swamp and drown, they are known as ordinary people. Pass through the gateway! Get out of the defilement and become an Arhat!”
Section 24
Sexual Desire Obstructs the Way
The Buddha said, “Of all longings and desires, there is none as strong as sex. Sexual desire has no equal. Fortunately, it is one of a kind. If there were something else like it, no one in the entire world would be able to cultivate the Way.”
Section 25
The Fire of Desire Burns
The Buddha said, “A person with love and desire is like one who carries a torch while walking against the wind: he is certain to burn his hand.”
Section 26
Demons from the Heavens Try to Tempt the Buddha
The heaven spirit offered beautiful maidens to the Buddha, hoping to destroy his resolve.
The Buddha said, “What have you skin-bags full of filth come here for? Go away, I’ve got no use for you.” Then the heaven spirit became very respectful and asked about the meaning of the Way. The Buddha explained it for him, and he immediately attained the fruition of Srotaapanna.
Section 27
One Attains the Way after Letting Go of Attachments
The Buddha said, “A person who follows the Way is like a floating piece of wood that courses along with the current. If it does not touch either shore; if people do not pluck it out; if ghosts and spirits do not intercept it; if it is not trapped in whirlpools; and if it does not rot, I guarantee that the piece of wood will reach the sea. If students of the Way are not deluded by emotion and desire, and if they are not caught up in the many crooked views, but are vigorous in their cultivation of the unconditioned, I guarantee that they will certainly attain the Way.”
Section 28
Don’t Indulge the Wild Mind
The Buddha said, “Be careful not to believe your own mind; your mind is not to be believed. Be careful not to get involved with sex; involvement with sex leads to disaster. After you have attained Arhatship, you can believe your own mind.”
Section 29
Proper Contemplation Counteracts Sexual Desire
The Buddha said, “Be careful not to look at women, and do not talk with them. If you must speak with them, be properly mindful and think, am a Shramana living in a turbid world. I should be like the lotus flower, which is not stained by the mud.’ Think of elderly women as your mothers, of those who are older than you as your elder sisters, of those who are younger as your younger sisters, and of very young girls as your daughters. Bring forth thoughts to rescue them, and put an end to bad thoughts.”
Section 30
Stay Far Away from the Fire of Desire
The Buddha said, “People who cultivate the Way are like dry grass: it is essential to keep it away from an oncoming fire. People who cultivate the Way look upon desire as something they must stay far away from.”
Section 31
When the Mind Is Still, Desire Is Dispelled
The Buddha said, “There was once someone who was plagued by ceaseless sexual desire and wished to castrate himself. The Buddha said to him, ‘To cut off your sexual organ would not be as good as to cut off your mind. Your mind is like a supervisor: if the supervisor stops, his employees will also quit. If the deviant mind is not stopped, what good does it do to cut off the organ?’”
The Buddha spoke a verse for him:
Desire is born from your intentions.
Intentions are born from thoughts.
When both aspects of the mind are still,
There is neither form nor activity.
The Buddha said, “This verse was spoken by the Buddha Kashyapa.”
Section 32
Emptying out the Self Quells Fear
The Buddha said, “People worry because of love and desire. That worry then leads to fear. If you transcend love, what worries will there be? What will be left to fear?”
Section 33
Wisdom and Clarity Defeat the Demons
The Buddha said, “People who cultivate the Way are like a soldier who goes into battle alone against ten thousand enemies. He dons his armor and goes out the gate. He may prove to be a coward; he may get halfway to the battlefield and retreat; he may be killed in combat; or he may return victorious.
“Shramanas who study the Way must make their minds resolute and be vigorous, courageous, and valiant. Not fearing what lies ahead, they should defeat the hordes of demons and obtain the fruition of the Way.”
Section 34
By Staying in the Middle, One Attains the Way
One evening a Shramana was reciting the Sutra of the Teaching Bequeathed by the Buddha Kashyapa. The sound of his voice was mournful as he reflected remorsefully on his wish to retreat in cultivation. The Buddha asked him, "In the past when you were a householder, what did you do?"
He replied, "I was fond of playing the lute." The Buddha said, "What happened when the strings were slack?"
He replied, "They didn't sound." "What happened when they were too tight?"
He replied, "The sounds were cut short." "What happened when they were tuned just right between slack and tight?"
He replied, "The sounds car-ried." The Buddha said, "It is the same with a Shrama-na who studies the Way.
If his mind is harmonious, he can attain the Way. If he is impetuous about the Way, his impetuousness will tire out his body; and if his body is tired, his mind will become afflicted. If his mind becomes afflicted, then he will retreat from his practice. If he retreats from his practice, his offenses will certainly increase. You need only be pure, peaceful, and happy, and you will not lose the Way.”
Section 35
When One Is Purified of Defilements, the Brilliance Remains
The Buddha said, “People smelt metal by burning the dross out of it in order to make high quality implements. It is the same with people who study the Way: first they must get rid of the defilements in their minds; then their practice becomes pure.”
Section 36
The Sequence that Leads to Success
The Buddha said, "It is difficult for one to leave the evil destinies and become a human being.
"Even if one does become a human being, it is still difficult to become a man rather than a woman.
"Even if one does become a man, it is still difficult to have the six sense organs complete and perfect.
"Even if the six sense organs are complete and perfect, it is still difficult for one to be born in a central country.
"Even if one is born in a central country, it is still difficult to be born at a time when there is a Buddha in the world.
"Even if one is born at a time when there is a Buddha in the world, it is still difficult to encounter the Way.
"Even if one does encounter the Way, it is still difficult to bring forth faith.
"Even if one brings forth faith, it is still difficult to resolve one's mind on Bodhi.
"Even if one does resolve one's mind on Bodhi, it is still difficult to be beyond cultivation and attainment."
Section 37
Staying Mindful of Moral Precepts Brings Us Close to the Way
The Buddha said, “My disciples may be several thousand miles away from me, but if they remember my moral precepts, they will certainly attain the fruition of the Way. “If those who are by my side do not follow my moral precepts, they may see me constantly, but in the end they will not attain the Way.”
Section 38
Birth Leads to Death
The Buddha asked a Shramana, "How long is the human life span?" He replied, "A few days." The Buddha said, "You have not yet understood the Way."
He asked another Shramana, "How long is the human life span?" The reply was, "The space of a meal." >The Buddha said, "You have not yet understood the Way."
He asked another Shramana, "How long is the human life span?" He replied, "The length of a single breath." >The Buddha said, "Excellent. You have understood the Way."
Section 39
The Buddha’s Instructions Are Not Biased
The Buddha said, “Students of the Buddha’s Way should believe in and accord with everything that the Buddha teaches. When you eat honey, it is sweet on the surface and sweet in the center; it is the same with my sutras.”
Section 40
The Way Is Practiced in the Mind
The Buddha said, “A Shramana who practices the Way should not be like an ox turning a millstone. Such a one walks the Way with his body, but his mind is not on the Way. If the mind is concentrated on the Way, what further need is there to practice?”
Section 41
A Straight Mind Gets Rid of Desire
The Buddha said, “One who practices the Way is like an ox pulling a heavy load through deep mud. The ox is so extremely exhausted that it dares not glance to the left or right. Only when it gets out of the mud can it rest. The Shramana should regard emotion and desire as being worse than deep mud; and with an undeviating mind, he should be mindful of the Way. Then he can avoid suffering.”
Section 42
Understanding that the World Is Illusory
The Buddha said, “I look upon royalty and high positions as upon the dust that floats through a crack. I look upon treasures of gold and jade as upon broken tiles. I look upon fine silk clothing as upon cheap cotton. I look upon a great thousand-world universe as upon a small nut kernel. I look upon the waters of the Anavatapta Lake as upon oil used to anoint the feet.”
Link goc: Go